Đề xuất nghiên cứu mô hình thị trưởng

Bộ Nội vụ đề xuất nghiên cứu kinh nghiệm các nước về mô hình tòa thị chính, thị trưởng ở đô thị phù hợp với đặc thù Việt Nam.

Sáng 30/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc, phổ biến về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", theo Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Tham luận của Bộ Nội vụ tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về chính quyền đô thị. Theo Bộ này, hiện chỉ có ba thành phố tổ chức mô hình chính quyền đô thị (Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM), các đơn vị hành chính đô thị còn lại đều là cấp chính quyền địa phương (có HĐND và UBND). Như vậy là chưa có sự phân biệt giữa nông thôn và đô thị.

Cơ chế vận hành bộ máy hành chính đô thị còn bị "cắt khúc" theo từng cấp trong nội bộ đô thị. Cơ chế điều hành hành chính mang tính tập thể của ủy ban ảnh hưởng đến hiệu quả của chính quyền đô thị; vai trò, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu (Chủ tịch UBND) chưa rõ ràng.

Vì vậy, Bộ Nội vụ đề xuất đổi mới tổ chức đơn vị hành chính đô thị theo hướng tiếp tục thực hiện phân định, thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới và sắp xếp đơn vị hành chính đô thị cho phù hợp với đặc điểm vùng, miền và quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu mở rộng mô hình không tổ chức HĐND ở quận, phường (khu vực nội thành, nội thị) như đang thực hiện ở thành phố Đà Nẵng và TP HCM; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về mô hình "Tòa thị chính", "Thị trưởng" ở đô thị cho phù hợp với đặc thù Việt Nam.

Một góc thành phố Hà Nội từ trên cao. Ảnh: Giang Huy

Một góc thành phố Hà Nội từ trên cao. Ảnh: Giang Huy

Theo Bộ Nội vụ, cách quản lý nhà nước ở đô thị cần chuyển đổi sang quản trị, hướng đến sự tham gia và mở rộng đối thoại ngày càng nhiều của người dân với công việc của chính quyền đô thị. Đây cũng là cơ sở để xây dựng chính quyền đô thị phản ứng nhanh nhạy, hoạt động tốt hơn nhưng với chi phí ít hơn, chịu trách nhiệm giải trình trước người dân.

Các đơn vị hành chính tổ chức cấp chính quyền địa phương (có HĐND và UBND) phải hoàn thiện nguyên tắc hoạt động, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu và từng thành viên UBND; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình giám sát của HĐND. Đơn vị hành chính không tổ chức HĐND thì cần quy rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch UBND tại các đô thị.

Việc phân quyền giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương phải đẩy mạnh theo hướng đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đảm bảo chính quyền đô thị quyền tự chủ về ngân sách, tổ chức bộ máy, quản lý dân cư, bảo vệ môi trường.

Song song với đó, khung kiến trúc chính quyền đô thị cũng được được ban hành và triển khai, trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh để mở rộng cung ứng các loại hình dịch vụ công; ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người tài làm việc tại các đô thị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ sẽ phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực, thông minh, kết nối khu vực và thế giới. Các cơ quan sẽ hoàn thiện thể chế về quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị.

Việt Nam phấn đấu xây dựng 5 đô thị tầm cỡ quốc tế, là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và thế giới. Số lượng đô thị trên toàn quốc đạt 950-1.000 năm 2025 và 1.000-1.200 năm 2030Diện tích sàn nhà ở bình quân trên đầu người tại đô thị đạt tối thiểu 28 m2 năm 2025 và 32 m2 năm 2030. Kinh tế đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% năm 2025 và 85% năm 2030.

View: 342

Cơ hội nghề nghiệp Cùng chúng tôi kiến tạo tương lai

SUCO chú trọng đến chính sách đãi ngộ, quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên với phương châm tạo cho cán bộ nhân viên có một cuộc sống “đầy đủ về vật chất và phong phú về tinh thần”

Ứng tuyển ngay
scrolltop